Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp 15 bước đúng chuẩn

Mục lục

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp đúng chuẩn giúp kiểm tra và phát hiện những rủi ro tiềm tàng để ngăn ngừa nó một cách hiệu quả. Bảo dưỡng ô tô định kỳ đúng cách giúp chủ xế hạn chế tối đa hỏng hóc, giảm chi phi do thay thế và sữa chữa chi tiết liên quan,…

Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu kỹ hơn về quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp 15 bước đúng chuẩn thì bạn đừng nên bỏ qua bài viết nay của Gara OtoVina.net nhé!

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp là gì?

Giống như các loại máy móc và phương tiện khác, xe ô tô sau một thời gian sử dụng, vận hành nhất định thì các chi tiết, bộ phận và động cơ sẽ bị khấu hao, giảm chất lượng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động.

Do vậy, nhằm đảm bảo an toàn và kéo dài thời gian sử dụng xe, người dùng nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các chi tiết hoặc bộ phận bị hư hỏng và có cách bảo quản xe ô tô phù hợp.

Một số chi tiết cần chú ý như như dầu nhớt, hệ thống bôi trơn, phanh, lốp, lọc gió… để đảm bảo xe luôn trong trạng thái tốt nhất. Đồng thời việc kiểm tra và bảo dưỡng cũng giúp phát hiện kịp thời các hư hỏng để nhanh chóng khắc phục, đảm bảo an toàn khi vận hành.

Việc bảo dưỡng xe ô tô cũng cần được thực hiện theo quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp đúng chuẩn để đảm bảo độ bền của xe.

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp là gì?
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp là gì?

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp 15 bước đúng chuẩn tại OtoVina.net

Bước 1: Quy trình bảo dưỡng xe ô tô, hệ thống điều hoà

Sau thời gian sử dụng, hệ thống điều hòa ô tô thường sẽ gặp tình trạng có tiếng ồ ồ, có mùi hôi khó chịu hoặc thiếu nhiệt. Chính vì vậy, quy trình bảo dưỡng xe ô tô cho hệ thống điều hòa xe là việc cần thiết nhất.

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô hệ thống điều hòa ô tô tại Gara OtoVina.net:

  • Lần lượt kiểm tra hệ thống điều hòa bao gồm giàn nóng, giàn lạnh, lỗ thoát nước, lốc, phin lọc, khí nén, hiệu suất làm lạnh,…
  • Tiến hành kiểm tra, vệ sinh hoặc thay thế (nếu cần) sau khi tháo lọc gió điều hòa.
  • Dùng camera nội soi kết hợp với các thiết bị chuyên dụng để khảo sát mức độ ổn định của giàn lạnh để đưa ra quyết định sửa chữa hay thay mới.
  • Vệ sinh giàn lạnh bằng dụng cụ chuyên dụng.
  • Vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa, thay thế (nếu cần) từng hạng mục như: giàn nóng, giàn lạnh, phin lọc.
  • Lắp đặt và kiểm tra lại trước khi sử dụng.

>>Xem thêm: Địa chỉ Gara sửa lốc điều hòa ô tô tại Hà Nội – Uy tín, chuyên nghiệp

Bước 2: Quy trình bảo dưỡng xe ô tô, kiểm tra, sửa chữa gầm ô tô

Gầm xe là bộ phận thấp nhất, dễ bị hỏng hóc do nước mưa, sỏi đá và va chạm gầm xe. Gầm xe ô tô sau một thời gian sử dụng có thể xảy ra hiện tượng chảy dầu gầm xe, gỉ sét, có tiếng kêu lạ.

Hiện nay, để bảo vệ gầm xe tối ưu khỏi các tác nhân từ môi trường, các trung tâm sửa chữa xe có thực hiện dịch vụ sơn phủ gầm xe với tác dụng chống tình trạng gỉ sét, cách nhiệt và chống ồn. Quy trình bảo dưỡng xe ô tô thực hiện bảo dưỡng gầm ô tô như sau:

  • Tiếp nhận xe & kiểm tra sơ bộ về những vấn đề liên quan đến gầm mà xe bạn đang gặp phải để từ đó đưa ra kế hoạch bảo hành phù hợp và chính xác nhất.
  • Báo lỗi xe đang gặp phải và báo giá chi phí
  • Khách hàng duyệt chi phí bảo dưỡng.
  • Tiến hành bảo dưỡng theo đúng báo giá và các hạng mục khách hàng lựa chọn, đồng thời báo tiến độ bảo dưỡng gầm cho khách hàng.
  • Hoàn thiện, kiểm tra lần cuối và bàn giao xe.

>>Xem thêm: Sơn phủ gầm ô tô tại Hà Nội ở đâu? Bảng giá, dịch vụ uy tín

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp 15 bước đúng chuẩn
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp 15 bước đúng chuẩn

Bước 3: Bảo dưỡng hệ thống lái

Hệ thống thước lái có nhiệm vụ giúp người điều khiển điều hướng ô tô dễ dàng thông qua vô lăng và ảnh hưởng rất lớn tới sự an toàn của mọi người. Thế nhưng, sau một thời gian dài sử dụng thì hệ thống thước lái này cũng sẽ có khả năng rơi vào tình trạng hỏng hóc.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, việc tuân thủ các lưu ý khi sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thước lái xe ô tô là vô cùng cần thiết. Quy trình bảo dưỡng xe ô tô được  kỹ thuật viên sẽ kiểm tra hệ thống lái:

  • Cảm biến vô lăng
  • Bộ điều khiển (máy tính)
  • Hệ thống bổ trợ dầu, điện
  • Các động cơ chấp hành
  • Cụm bánh xe

Bước 4: Bảo dưỡng máy phát điện trên ô tô

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô không thể bỏ qua kiểm tra máy phát điện. Máy phát điện là thiết bị giúp sạc ắc quy và cung cấp nguồn điện cho các thiết bị sử dụng trên ô tô. Sau thời gian dài hoạt động, máy phát điện sẽ có hiện tượng hư hỏng và không thể cung cấp điện đến tất các chi tiết, bộ phận trên xe ô tô.

Chính vì vậy, quy trình bảo dưỡng xe ô tô, bảo dưỡng máy phát điện trên ô tô là vô cùng cần thiết, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra:

  • Kiểm tra và đo điện áp quy khi tắt máy
  • Kiểm tra và đo điện áp quy khi nổ máy
  • Đọc kết quả điện áp và so sánh: Nếu ắc quy lúc máy đang chạy cao hơn điện áp ắc quy lúc xe tắt máy (khoảng 13.4 đến 14.2 volt) thì máy phát điện vẫn còn hoạt động rất tốt. Nếu kết quả so sánh theo chiều ngược lại thì máy phát điện của xe bạn đã bị hỏng, chủ xe cần sửa chữa hoặc thay mới.

Bước 5: Bảo dưỡng ắc quy ô tô

Chất lượng bình ắc quy có vai trò quan trọng tới hiệu suất hoạt động của xe, đặc biệt trong điều kiện thời tiết và môi trường ở Việt Nam. Bảo dưỡng ắc quy cần được thực hiện trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô để đảm bảo hoạt động xe luôn liên tục.

Để ắc quy ô tô luôn hoạt động bền bỉ chủ xế cần chú ý các vấn để sau:

  • Luôn giữ ắc quy ở nhiệt độ đảm bảo.
  • Chỉ châm thêm nước khi dung dịch thấp hơn mức quy định.
  • Theo dõi mức điện áp
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng của các dây điện nối vào bình.
  • Luôn giữ ắc quy được sạch sẽ.

Bước 6: Bảo dưỡng ghế da ô tô

Để kéo dài tuổi thọ cho ghế da ô tô mà mang lại cảm giác thoải mái, sang trọng cho người sử dụng, chủ xe nên chăm sóc thường xuyên. Dưới đây là hướng dẫn bảo dưỡng ghế da chi tiết chủ xế cần quan tâm khi đi bảo dưỡng xe ô tô:

  • Kiểm tra bề mặt da bọc ghế nhằm phát hiện vật cứng hoặc lỗ thủng.
  • Sử dụng hút bụi để làm sạch bề mặt trên ghế, khe ghế.
  • Lựa chọn chất liệu tẩy rửa phù hợp, nên có độ pH bé hơn so với chất liệu da.
  • Tẩy vết ố trên bề mặt với khăn mềm một cách nhẹ nhàng.
  • Sử dụng chất dưỡng để bảo vệ bề mặt da đặc biệt trong thời tiết khô hanh.

Bước 7: Bảo dưỡng giảm xóc ô tô

Giảm xóc ô tô là bộ phận quan trọng giúp xe di chuyển êm ái hơn trên những cung đường xấu nhờ tác dụng triệt tiêu các dao động quán tính tự do giúp đem lại cảm giác thoải mái cho những người sử dụng. Chủ xe nên yêu cầu kĩ thuật viên kiểm tra giảm xóc khi tiến hành quy trình bảo dưỡng xe ô tô.

Dưới đây là những lưu ý trong vấn đề bảo dưỡng giảm xóc ô tô:

  • Thường xuyên kiểm tra giảm xóc xe xem có chảy dầu hay không.
  • Đặc biệt lưu ý rửa sạch hốc bánh và bộ phận giảm xóc trong khi rửa xe.
  • Đảm bảo bơm lốp đúng tiêu chuẩn và phù hợp với tải trọng của chiếc xe
  • Tránh đi vào đoạn đường xấu hoặc chở quá tải trọng cho phép.

Bước 8: Bảo dưỡng kim phun điện tử ô tô

Tại kỳ bảo dưỡng xe ô tô 15.000 km, các kĩ thuật viên sẽ súc rửa kim phun điện tử bằng dung dịch chuyên dụng. Khi sử dụng phương pháp này, bạn cần lưu ý sử dụng loại dung dịch phù hợp với động cơ xe.

Có hai loại dung dịch chính:

  • Một loại sẽ được đổ thẳng vào bình xăng theo tỉ lệ phù hợp,
  • Loại còn lại sẽ được đưa thẳng vào kim phun trong động cơ thông qua đường ống dẫn xăng.

Bước 9: Bảo dưỡng lốp xe ô tô

Lốp xe là bộ phận trực tiếp ảnh hưởng tới mức độ an toàn và êm ái khi di chuyển. Lốp xe ô tô không đủ căng hay bị bào mòn sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu hao nhiều nhiên liệu hoặc làm giảm tốc độ di chuyển. Thậm chí, trong trường hợp hư hỏng nặng còn có thể gây ra những nguy hiểm khó có thể lường trước được.

Chính vì vậy, việc bảo dưỡng lốp và kiểm tra áp suất là việc bắt buộc với các loại xe ô tô trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô. Đặc biệt, các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên thay lốp khi đã đi được khoảng 50.000 km.

Bước 10: Bảo dưỡng dầu và phanh xe ô tô

Dầu nhớt chính là bôi trơn các bề mặt, làm sạch các chi tiết và làm mát một số bộ phận. Thông thường, khi bảo dưỡng xe ô tô, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và thay dầu nhớt, dầu phanh, nước làm mát cho xế yêu.

Việc kiểm tra dầu có thể được thực hiện 1 tháng/ lần và tiến hành thay dầu lọc nhớt sau khi đã đi được khoảng 10.000 km. Tuy nhiên, nếu xe của bạn thường xuyên chạy trong đường thành phố đông đúc hoặc trong môi trường nhiều bụi bẩn thì nên thay dầu nhớt sau mỗi 5.000 km.

>>Xem thêm: Bảng giá thay dầu ô tô – Giá rẻ, chất lượng, chính hãng

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp 15 bước của OtoVina.net
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp 15 bước của OtoVina.net

Bước 11: Quy trình bảo dưỡng xe ô tô, bảo dưỡng hệ thống làm mát

Nước làm mát là dịch vụ giải nhiệt cho động cơ và các chi tiết máy. Nước làm mát cần được kiểm tra và thay thế trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô.

Thời gian bảo dưỡng chăm sóc hệ thống làm mát trên ô tô:

  • Đối với xe không chạy thường xuyên thì cần kiểm tra định kỳ 12 tháng/ lần và chu kỳ bảo dưỡng định kỳ là 24 tháng.
  • Đối với xe chạy thường xuyên thì cần kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần và chu kỳ bảo dưỡng định kỳ là 12 tháng, vì không có thiết bị nào không bị hư hỏng theo thời gian.

Bước 12: Kiểm tra và bảo dưỡng Bugi

Bugi là chi tiết cuối cùng của hệ thống đánh lửa của ô tô. Nó được coi là bộ phận tạo nên sự sống cho các động cơ xe. Bugi được tạo ra phải đáp ứng được các yêu cầu như: có độ bền cơ học cao, chịu nhiệt tốt, tia lửa mạnh, chịu được áp suất cao.

Kiểm tra và bảo dưỡng bugi là bước quan trọng trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô:

  • Tháo bugi khi động cơ nguội hẳn.
  • Vệ sinh các vết bẩn xung quanh bugi.
  • Kiểm tra bugi, tra dầu vào răng bugi nếu thấy bị kẹt cứng, chờ một vài phút cho ngấm rồi tiếp tục dùng khóa tuýp nhẹ nhàng vặn ra.
  • Hoàn tất việc tháo bugi cũ, lắp bugi mới vào và vận hành cho xe hoạt động bình thường.

Bước 13: Bảo dưỡng hệ thống đèn, còi

Kiểm tra bảo dưỡng còi xe:

  • Tháo và kiểm tra xem còi bị cháy, đứt, hở mạch cuộn dây điện hoặc tiếp điểm bị cháy rỗ và tiếp xúc không tốt, không tiếp điện
  • Vệ sinh sạch sẽ tiếp điểm.
  • Còi cũng cần được thay mới khi các lò xo bị yếu, giảm tính đàn hồi, gãy.

Bước 14: Bảo dưỡng gạt mưa và bộ phun rửa kính

Bảo dưỡng gạt mưa và bộ phun rửa kính thực hiện ở mỗi kỳ bảo dưỡng xe ô tô.

Hệ thống gồm những bộ phận cơ bản sau: Cụm công tắc điều khiển gạt nước, rửa kính; cụm mô tơ gạt nước; bơm nước; lưỡi gạt nước; bình nước rửa kính; vòi phun nước.

Cần kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới nếu cần gạt bị biến dạng, mài mòn. Hệ thống phun bị tắc, yếu hoặc không thể hoạt động do hư hỏng.

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp

Bước 15: Bảo dưỡng đèn báo taplo

Bước cuối cùng trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô đúng chuẩn đó chính là bảo dưỡng đèn báo Taplo. Các ký hiệu, đèn báo trên bảng táp lô của ô tô có ý nghĩa cảnh báo tình trạng hoạt động của xe nhằm cung cấp thông tin cho người lái.

Nguyên nhân xuất hiện đèn báo trên ô tô khá đa dạng, ví dụ như:

  • Do quá trình sửa chữa thợ tháo và lắp lại các cảm biến mà quên xóa đèn.
  • Một bộ phận nào đó đang gặp vấn đề: Đây là sự cảnh báo đã đến lúc bạn cần kiểm tra bộ phận đó ngay lập tức để giảm thiểu rủi ro xảy ra.

Vì vậy cần được kiểm tra và bảo dưỡng xe ô tô để các điểm báo từ taplo sẽ giúp tài xế nhận biết chính xác hơn thực trạng hoạt động xe của mình.

>>>Xem thêm: Dịch vụ kiểm tra xe

Các mốc bảo dưỡng ô tô quan trọng

Để chăm sóc tốt cho xế yêu của mình, chủ xe không những cần thực hiện đủ 15 bước trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô mà còn cần ghi nhớ lịch bảo dưỡng xe ô tô theo km sau đây:

‍Bảo dưỡng 5000 km

Với tất cả loại xe ô tô, các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng nên bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 5.000 km. Các hạng mục cần bảo dưỡng xe ô tô là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa.

Bảo dưỡng 15.000 km

Với lần bảo dưỡng xe ô tô này, bạn nên thay luôn lọc dầu. Bởi sau 15.000 km, lọc dầu trong xe ô tô có thể đã đầy cặn bẩn khiến xe hoạt động kém trơn tru. Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến khích rằng nên thay lọc dầu cùng lúc với khi thay dầu, tức sau mỗi 10.000 km.

Bảo dưỡng 30.000 km

Sau 5.000 km, 15.000 km thì đến 30.000 km, bạn sẽ bảo dưỡng xe ô tô của mình lần tiếp theo. Các hạng mục cần kiểm tra thay thế là thay lọc gió điều hòa và lọc gió động cơ để đảm bảo sự êm ái, tiết kiệm nhiên liệu trên hành trình di chuyển sắp tới.

Bảo dưỡng 40.000 km

Chủ xế cần thay dầu hộp số, thay lọc nhiên liệu, dầu vi sai, dung dịch làm mát, dầu trợ lực, dầu phanh và dầu ly hợp tại kỳ bảo dưỡng xe ô tô này.

Việc thay thế các loại dầu này sau quá trình dài sử dụng có vai trò giúp các chi tiết được bôi trơn và hoạt động êm ái, từ đó hệ thống truyền động của xe được đảm bảo là làm việc tốt.

Bảo dưỡng 100.000 km

Sau khoảng 100.000 km di chuyển, nước làm mát động cơ sẽ bắt đầu biến chất, dẫn đến tình trạng đóng cặn gây làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống làm mát của xe.

Vì vậy bạn cần súc két nước và thay thế toàn bộ nước làm mát định kỳ sau mỗi 100.000 km để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tối ưu nhất, đặc biệt động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc.

Các mốc bảo dưỡng ô tô quan trọng
Các mốc bảo dưỡng ô tô quan trọng

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô mất bao lâu?

Thời gian tiến hành quy trình bảo dưỡng xe ô tô sẽ phụ thuộc vào các mốc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ, ví dụ như:

  • Đối với các cấp bảo dưỡng nhỏ như 5.000 km – 10.000 km – 15.000 km thì thời gian bảo dưỡng xe ô tô sẽ nhanh chóng trong ngày.
  • Đối với cấp bảo dưỡng lớn như 30.000 km – 40.000 km – 80.000 km, thời gian bảo dưỡng xe ô tô tùy thuộc vào mức độ hư hỏng của xe, thay thế phụ tùng.

Kết luận

Trên đây là bài chia sẻ về quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp 15 bước của Gara OtoVina.net. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình bảo dưỡng xe ô tô đúng chuẩn và chọn được địa chỉ sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô uy tín.

Nếu bạn cần tư vấn bất kỳ thông tin nào về vấn đề sửa chữa, bảo dưỡng và chăm sóc ô tô, hãy liên hệ ngay với OtoVina.net để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn miễn phí tận tình nhất.

LIÊN HỆ TRUNG TÂM SỬA CHỮA XE Ô TÔ HÀ NỘI

  • Điện thoại: 0973 75 75 75 – Mr. Thành
  • Website chính thức: https://otovina.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/Otovinavietnam/
  • Địa chỉ: Số 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Địa chỉ: Số 282 Nơ Trang Long, Bình Thạnh, TPHCM
Picture of Otovina

Otovina

Chuyên gia uy tín với 20 năm kinh nghiệm về: mua bán ký gửi ô tô cũ, thu mua ô tô cũ, sang tên xe, thuê xe tự lái, kiểm tra ô tô cũ, phụ tùng phụ kiện ô tô, cứu hộ ô tô..., với lòng nhiệt tình và kỹ năng cao, mạng lưới rộng lớn trên toàn quốc, hy vọng sẽ hỗ trợ và giúp ích cho các bạn!

Cứu hộ ô tô tỉnh thành

Cứu hộ ô tô tại tòa nhà

Bài viết mới

Sản phẩm hot